Sử dụng các trang thương mại điện tử để bán hàng là hình thức rất được ưa chuộng hiện nay. Đó thật sự là một phương thức tốt dành cho người kinh doanh tại Việt Nam. Một số sàn thương mại điện tử được tin dùng nhiều nhất hiện nay gồm: Lazada, Shoppee, Tiki và cả Zalo Shop…Không thể phủ nhận mặt tích cực của hình thức này mang lại về việc tạo đơn hàng cho chủ shop. Song, trên thực tế khi bán hàng trên đây vẫn tồn tại một số bất lợi nhất định mà người bán cần có một chiến lượt phù hợp và mang tính ổn định lâu dài hơn.
Đã bán hàng trên Lazada và shopee có cần mở thêm website không?
Hãy phân tích một vài góc nhìn dưới
đây bạn sẽ đưa ra quan điểm một cách dễ dàng hơn.
Ưu điểm khi bán hàng trên Lazada và Shopee
- Hưởng lợi từ chính sách đầu tư marketing rộng rãi từ các trang này.
- Có số lượng người dùng khổng lồ ghé trang xem hàng mỗi ngày.
- Có sẵn dịch vụ chuyển hàng chuyên nghiệp hỗ trợ chủ shop.
- Thường xuyên có những ưu đãi dành cho chủ shop, nhất là người mới tham gia kinh doanh.
Bất lợi của Lazada và Shopee so với website riêng.
Hàng hóa giá trị cao: Khó bán những mặt hàng có giá trị cao và quan
trọng nhiều đến việc bảo hành bảo trì.
Đối tượng khách cần mua nhanh gọn lẹ: Khó bán đối với những sản phẩm mà khách cần
mua gấp. Thông thường những mặt hàng khách cần mua nhanh gọn lẹ trong ngày hoặc
trong một buổi thì họ thường tìm đến các trang web riêng có địa chỉ gần khu vực
để mua hơn.
Người lớn tuổi và người không rành công nghệ: So với website, các
trang TMĐT sẽ khó tiếp cận các đối tượng khách hàng là người có tuổi, người
không rành nhiều về công nghệ. Vì đối tượng này họ có thể vào Google tìm kiếm web
shop, họ chỉ cần xem địa chỉ và số điện thoại và gọi mua mà thôi, còn trên các
trang TMĐT chắc chắn họ sẽ không thể tự tạo tài khoản và không thể thao tác để đặt
hàng được (Ví dụ như: chọn mua, chọn thuộc tính, chọn địa điểm nhận, chọn phương thức
thanh toán, theo dõi đơn hàng), đối với họ sẽ vô cùng phức tạp.
Cạnh tranh khốc liệt: Mức độ cạnh tranh về giá, uy tín, chất lượng
trên Lazada và Shopee cực lớn, bạn phải cạnh tranh với hàng nghìn cửa hàng cùng
loại, nếu không có một chính sách thật sự tốt về giá cũng như hậu mãi, sẽ rất khó để khách
hàng lựa chọn cửa hàng mình.
Chính sách ăn chia doanh thu: Chịu sự phụ thuộc vào chính sách ăn chia doanh
thu từ các trang này. Chịu thì chơi, không thì thôi " Không mợ thì chợ vẫn đông".
Vấn đề tiếp thị: Phụ thuộc vào hệ thống quảng bá tiếp thị của
Lazada và Shopee. Các trang quảng bá tốt thì bạn bán được tốt, còn ngược lại sẽ
đồng nghĩa với một cái chợ bị vắng khách.
Đánh giá khách hàng: Rũi ro bị người dùng đánh giá kém uy tín về
shop sẽ rất khó bán hàng. Đôi lúc nhận xét chân thật của khách cũng là điều tốt
để bạn có thể chỉnh chu và hoàn thiện sản phẩm. Nhưng cũng có thể đó là một sự
cố tình hay sắp xếp nhắm vào shop bạn để tạo ảnh hưởng xấu với người dùng. Trên
web bạn có thể tùy chỉnh ẩn hoặc hiện những lời bình phù hợp, còn trên đây thì
không thể, xui thì chịu thôi.
Đó là một vài góc nhìn còn bất tiện nếu chỉ đơn thuần kinh doanh phụ thuộc vào các trang TMĐT.
Chúng tôi không
khuyên bạn bỏ sử dụng các trang TMĐT, vì nó vẫn là nguồn tạo ra
doanh thu rất tốt hiện nay. Theo bạn, kết quả sẽ như thế nào nếu kết hợp thêm một
trang web riêng dành cho việc kinh doanh?. Chắc chắn mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn
rất nhiều khi cả 2 bù trừ cho nhau những mặt được và chưa được. Mỗi cái điều có
thế mạnh riêng, khách hàng cũng đến từ nhiều kênh khác nhau. Do đó, việc làm
thêm trang web cùng với việc bán hàng trên Lazada và Shopee sẽ tạo nên một hệ
thống bán hàng cực kỳ tốt, khai thác hầu như triệt để thị trường người dùng trên mạng. Một điều nữa mà bạn nên lưu ý, nếu xem các kênh TMĐT là một khu chợ
chung cho nhiều người, mọi người chỉ việc lên đó đăng hàng hóa để bán, thì website
được xem như một ngôi nhà chính, tất cả mọi thứ trên web chính là của bạn. Tại
trang web có thể giới thiệu các thông tin liên hệ và các kênh bán
hàng của mình một cách chính xác, tránh cho việc khách hàng nhầm lẫn với các
shop khác vì có thương hiệu hoặc tên giống nhau, hoặc bị người khác mạo danh vì mục đích nào đó.
Tóm lại, bạn nên có một trang web
chuyên nghiệp dành riêng cho cửa hàng mình, kết hợp với các kênh bán hàng hiện
có để tạo nên nguồn doanh thu gấp bội, web cũng góp phần tạo nên sự gắn kết và
bổ trợ cho các kênh bán hàng đó phát triển mạnh hơn.
Chúc các bạn có được nội dung bổ
ích và tự tin đưa ra quan điểm của mình!